Nguyên lý hoạt động thiết bị chống sét lan truyền

1. CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN LÀ GÌ?

Chống sét lan truyền là hoạt động bố trí các thiết bị cắt , lọc sét nhằm hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây điện hoặc tín hiệu bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này sang nơi khác ( bãi tiếp địa) một cách an toàn.

2. NGUYÊN LÝ THIẾT BỊ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN.

Nguyên lý thiết bị chống sét lan truyền hoạt động theo nguyên lý mạch bảo vệ. Theo đó, khi bị sét đánh vào hệ thống, thiết bị chống sét sẽ cắt sét trực tiếp, sau đó, thông qua bộ lọc triệt tiêu xung nhiễu của sét lên thiết bị điện, bảo vệ quá áp, quá tải của đường dây giúp cho đường dây không xảy ra sự cố chập/ cháy… Sét lan truyền có thể thâm nhập vào trong công trình thông qua các con đường chính sau:

  1.  Qua thiết bị anten – phi đơ...
  2. Qua cáp treo và dây trần (dây điều khiển đèn biển, dây điện lực, dây điện thoại, dây truyền số liệu treo nổi v.v…).
  3. Qua cáp thông tin ngầm.
  4. Qua cáp nối giữa các thiết bị.
  5. Qua mạch cung cấp điện (AC & DC).
  6. Qua hệ thống tiếp đất và các điểm đấu chung đất.
  7. Qua vỏ che chắn của thiết bị.

3. NGUY CƠ KHI BỊ SÉT ĐÁNH TRÚNG.

Phá hủy thiết bị điện điện tử . Điện áp tăng vọt có thể xâm nhập vào nhà bạn qua tia sét đánh trực tiếp, hoặc gián tiếp. Sét đánh trực tiếp xảy ra khi tia sét đi thẳng qua tòa nhà, thường gây hư hỏng nghiêm trọng và hỏa hoạn. Sét đánh gián tiếp xảy ra khi tia sét đánh vào mặt đất gần kề, hoặc đường điện nối trực tiếp vào nhà. Khi điều này xảy ra, bất kỳ thiết bị điện tử hoặc thiết bị kết nối nào cũng có thể bị phá hủy. Kết quả: • Chi phí thay thế cao cho các thiết bị điện tử và mạch điện • Gián đoạn kết nối với thiết bị cá nhân và/hoặc chuyên nghiệp.

Hãy suy nghĩ lại. Ngay cả khi bạn đã lặp một cột thu lôi, điều đó có thể cũng không đủ. Cột thu lôi có thể hướng tia sét ra xung quanh bên ngoài của một cấu trúc, nhưng một phần quá điện áp vẫn có thể đi vào mạch điện của tòa nhà và làm hư hỏng bất cứ thiết bị điện tử nào không được SPD bảo vệ.

4. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ TĂNG ÁP: “Hàng Phòng Thủ” TỐT NHẤT CHO GIA ĐÌNH.

Các ngôi nhà và cơ sở bị sét đánh hàng ngày ở khắp nơi trên thế giới. Mọi cấu trúc trên đường đi của cơn giông đều có thể bị đe dọa. Mặc dù chỉ kéo dài vài micrô giây, nhưng tia sét gây tăng áp nguy hiểm có thể phá hủy các thiết bị điện tử của bạn. Việc cài đặt các thiết bị bảo vệ tăng áp, SPD, có thể giảm bớt hoặc thậm chí ngăn chặn thiệt hại đối với các tài sản có giá trị của bạn.

Nguyên lý hoạt động thiết bị chống sét lan truyền SchneiderViệc trang bị hệ thống thiết bị chống sét làn truyền Schneider cho các công trình, tòa nhà là vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, thiết bị điện, điện từ và đặc biệt là con người trước hiện tượng thiên nhiên sét. Bởi sét có sức tàn phá mạnh mẽ với các công trình, thiết bị điện và nguy hiểm cho con người.

Bảo vệ thiết bị của bạn bằng các thiết bị bảo vệ tăng áp. Một tia sét đánh gần tòa nhà hoặc đường cấp điện trên cao bất ngờ làm tăng điện áp 230 V lên 3 hoặc 6 kV. Kết quả là đột biến điện kéo dài vài micrô giây, có thể phá hủy các linh kiện điện tử như bộ nhớ, bộ xử lý, tụ điện, và màn hình. SPD có thể giảm đột biến xuống một giá trị tương thích với giá trị mà hầu hết các thiết bị kết nối có thể chịu được: khoảng 1,5 kV. Tất cả các thiết bị trong vòng 10 mét cách bảng chuyển mạch đều được bảo vệ hiệu quả. Nếu thiết bị của bạn cách SPD đã cài đặt hơn 10 mét, thì cần bảo vệ bổ sung, chẳng hạn như SPD loại 3 trong bảng chuyển mạch lân cận của ổ cắm điện dài có bảo vệ tăng áp tích hợp.

Thiết bị chống sét SPD của Schneider electric, SPD bảo vệ các thiết bị và điện tử nhạy cảm bằng cách hướng luồng năng lượng tăng đột ngột trên đường cấp thẳng xuống đất.

5. HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN SCHNEIDER ELECTRIC

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ ĐIỆN BLUE RIVER

94A Trần Quang Khải, Khu phố Đông Tác,, PhườngTân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Mã số thuế: 3702932150                         Điện thoại: 0705908868   

Email:  bluerivercables@gmail.com              Website: http://thietbidienbinhduong.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

zalo